GIỚI THIỆU
Hợp phần này nhằm thúc đẩy giáo dục STEM ở miền Bắc và miền Trung và Tây Nguyên của Việt Nam, tập trung vào các tỉnh nghèo nhất với tỷ lệ dân tộc thiểu số cao như các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Yên Bái ở miền núi phía Bắc, Gia Lai, Kon Tum ở miền Trung Việt Nam.
MỤC TIÊU
- Nâng cao nhận thức về giáo dục STEM đáp ứng giới cho các nhà quản lý, giáo viên và cộng đồng để họ thay đổi tư duy về giáodục STEM và STEM cho trẻ em gái bằng chương trình tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên
- Hỗ trợ giáo viên địa phương xây dựng chương trình STEM chuyển đổi giới và các chủ đề STEM phù hợp với sự phát triển của địa phương, hài hòa với đời sống và văn hóa dân tộc địa phương.
- Thành lập các câu lạc bộ STEM, ngày hội STEM ở các trường Tiểu học, THCS và THPT trên cơ sở tiếp cận đổi mới xã hội và lấy thiết kế lấy con người làm trung tâm.
Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, năm học 2022-2023, tỷ lệ học sinh ở khu vực nông thôn – miền núi chiếm khoảng 70% tổng số học sinh cả nước.
Giáo dục STEM tại khu vực nông thôn miền núi còn gặp những khó khăn sau:
- Thiếu cơ sở vật chất và nguồn lực: Nhiều trường học ở khu vực nông thôn – miền núi thiếu phòng thí nghiệm, trang thiết bị và tài liệu giáo dục STEM.
- Giáo viên thiếu đào tạo liên tục: Thiếu hụt giáo viên được đào tạo bài bản về giảng dạy STEM, đặc biệt là ở các cấp học mầm non và tiểu học.
- Phương pháp giảng dạy truyền thống: Phương pháp giảng dạy truyền thống thường tập trung vào học thuộc lòng lý thuyết, ít chú trọng đến thực hành và trải nghiệm, khiến học sinh không hứng thú với STEM.
- Nâng cao năng lực cho giáo viên: Cung cấp cho giáo viên kiến thức và kỹ năng cần thiết để giảng dạy STEM hiệu quả, sử dụng các phương pháp giảng dạy sáng tạo và tích cực, và đánh giá học sinh một cách hiệu quả.
- Phát triển chương trình giảng dạy STEM phù hợp với địa phương: Hỗ trợ giáo viên xây dựng chương trình giảng dạy STEM phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của học sinh ở khu vực nông thôn – miền núi, tích hợp kiến thức và kỹ năng STEM vào các môn học khác, và sử dụng các nguồn tài nguyên sẵn có trong môi trường địa phương.
- Kiến tạo cộng đồng giáo dục STEM: xây dựng và kết nối cộng đồng giáo viên STEM tại địa phương hỗ trợ lẫn nhau và chia sẻ những sáng kiến hay, tạo cầu nối bình thông nhau với các cộng đồng giáo viên STEM trên toàn quốc, với các chuyên gia viện nghiên cứu và đại học
- Thu hẹp khoảng cách giáo dục: Giúp giáo viên, học sinh ở khu vực nông thôn – miền núi có cơ hội tiếp cận giáo dục STEM chất lượng cao và phát triển tiềm năng của mình.
- Góp phần vào mục tiêu giáo dục công bằng và bao trùm: Đảm bảo tất cả học sinh đều có cơ hội học tập và phát triển toàn diện.
STT | Chuyên đề | Mô tả |
1 | Tổng quan | Cơ bản và nền tảng về giáo dục STEM Lịch sử về giáo dục STEM, các xu hướng giáo dục STEM trên thế giới |
2 | Quy trình Khám phá Khoa học trong dạy học STEM | Cách triển khai bài học STEM theo quy trình Khoa học, Ứng dụng trong dạy học môn KHTN |
3 | Quy trình Thiết kế kĩ thuật trong dạy học STEM | Cách triển khai bài học STEM theo quy trình Kĩ thuật, Ứng dụng trong dạy học môn KHTN, Công nghệ, Tin học Phân biệt giữa bài học STEM thiết kế kĩ thuật và Hoạt động thủ công |
4 | Nghiên cứu KHKT trong trường THPT | Quy trình Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật, cách thức triển khai dự án, trình bày dự án Các cuộc thi Khoa học kĩ thuật |
5 | Robotics | Sử dụng Robotics trong dạy học STEM |
6 | AR – VR – AI | Sử dụng mô phỏng ảo, phòng thí nghiệm ảo trong trong dạy toán và khoa học. Sử dụng Robot ảo trong dạy học STEM. Sử dụng AI hỗ trợ công việc giảng dạy của giáo viên. |
7 | Phát triển giáo dục STEM trên nền tảng văn hóa – xã hội địa phương | Thiết kế và xây dựng chủ đề STEM phù hợp với tình hình thực tế của địa phương đặc biệt dựa trên di sản sống, văn hóa, làng nghề nhằm tôn vinh, bảo tồn văn hóa và phát triển kinh tế xã hội |
8 | Định hướng nghề nghiệp STEM, STEM dành cho học sinh nữ | Nhu cầu nhân lực STEM Việt Nam và thế giới Phân loại các nhóm ngành nghề STEM Kĩ năng và năng STEM cần thiết cho trong bối cảnh thời đại |
STT | Giảng viên dự án | Cơ quan công tác |
1 | TS. Đặng Văn Sơn | Giảng viên Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội |
2 | TS. Dương Tuấn Hưng | Trưởng phòng Hóa môi trường – Viện Hàn Lâm Khoa học Việt Nam |
3 | ThS. Hoàng Vân Đông | Giảng viên Khoa Điện tử Viễn thông – Trường Đại học Điện Lực, đồng tác giả SGK Tin học 10 |
4 | Kĩ sư Đỗ Hoàng Sơn | Liên Minh STEM |
5 | Cô giáo Đặng Thị Thu Hà | Trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam, Đồng tác |
6 | PGS.TS Lê Chí Ngọc | Giảng viên Khoa Toán – Tin Ứng dụng Đại học Bách Khoa Hà Nội |
7 | PGS.TS Nguyễn Văn Biên | Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng NVSP – Đại học Sư phạm Hà Nội |
8 | TS. Nguyễn Thị Thu Trang | Giám đốc Trung tâm STEM – Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh |
9 | Cô giáo Đào Thị Hồng Quyên | Liên Minh STEM |
10 | ThS. Nguyễn Thành Chung | Thạc sĩ Vật lý |
11 | Thầy giáo Nguyễn Đình Phụng | Giáo viên Tin học – THPT Chi Lăng – Gia Lai |
STT | Tỉnh | Huyện/ Đơn vị Phòng giáo dục |
1 | Cao Bằng | Toàn tỉnh |
2 | Lạng Sơn | Toàn tỉnh |
4 | Lào Cai | Bảo Thắng, Văn Bàn, Si ma cai |
5 | Lai Châu | Than Uyên |
6 | Yên Bái | Mù Cang Chải, Văn Chấn, TP Yên Bái |
7 | Phú Thọ | Phù Ninh, TP Việt Trì |
8 | Hà Nội | Mê Linh |
9 | Nam Định | Toàn tỉnh |
10 | Thái Bình | Thái Thụy, Đông Hưng |
11 | Thanh Hóa | Lang Chánh |
12 | Nghệ An | Thanh Chương |
13 | Tuyên Quang | Na Hang, toàn tỉnh học phần Robot ảo |
14 | Hòa Bình | Lạc Sơn |